Đặc điểm Thịt_bồ_câu

Về phân tích cấu trúc, thịt bồ câu chứa khoảng 22,14% protein thô (đạm) cao hơn 3% so với thịt gà, 4% so với thịt bò, 13.3% so với thịt dê, chất béo (mỡ) khoảng 1% trong đó hàm lượng chất mỡ chỉ có 0.73%. Trong thịt chim bồ câu còn có các loại Vitamin A, Vitamin B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là loại nguyên liệu tạo máukhoáng chất như calci, phosphor, sắt, muối khoáng và một bộ phận acid hữu cơ khác.[2][5][6]

Trứng chứa đạm 9,5%, chất béo 6,4%, cùng hợp chất đường, calci, sắt, phosphorus, tiết chim có nhiều đạm, sắt. Xương chim bồ câu mềm, giàu sinh tố Chondroizin. Trong gan tạng chim bồ câu có loại sinh tố mật tốt có thể giúp cơ thể hấp thụ cholesterol. Lượng cholesterol trong thịt chim bồ câu rất thấp có thể phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch.[2][5][6]

Theo Đông Y, thịt chim được gọi là cáp điểu nhục, tiết chim gọi là cáp điểu huyết, trứng gọi là cáp điểu noãn. Thịt bồ câu có vị thơm ngon và lành tính. Chúng có tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt. Trong các loại thịt bồ câu thì là loại giàu dinh dưỡng nhất là loại chim ra ràng tức chim sau nở khoảng 1 tháng tuổi.[5][5][6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thịt_bồ_câu http://www.merriam-webster.com/dictionary/squab http://baoquangngai.vn/channel/2033/201405/thit-bo... http://phunuonline.com.vn/dinh-duong//thit-bo-cau-... http://danviet.vn/loi-song-suc-khoe/chao-bo-cau-ta... http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/55220/c... http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/vi-thuoc-... http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe/chim-cau-mon-an-t... https://fdc.nal.usda.gov https://web.archive.org/web/20140529071218/http://... https://web.archive.org/web/20140718033405/http://...